Cọ sơn Thanh Bình giới thiệu các bước để sơn tường nhà một cách hiệu quả và nhanh chóng.
A. CHUẨN BỊ BỀ MẶT CẦN SƠN:
- Đảm bảo bề mặt sơn phải sạch, khô, độ ẩm không quá 16%, có thể dùng máy đo độ ẩm ProtiMeter để kiểm tra.
- Đối với bề mặt tường mới xây, thì thời gian khô hoàn toàn là từ 21 - 28 ngày.
- Các vết nứt lớn cần được xử lý thích hợp, phải xử lý chống thấm những nơi dễ ngấm như lan can, nền đất,...
- Với bề mặt tường cũ cần rửa sạch các loại tảo, nấm mốc, lớp sơn cũ bị bong tróc, bụi và các tạp chất cũ.
- Bên cạnh đó, cạo bỏ toàn bộ lớp sơn đã bị mất độ bám dính.
- Sau đó rửa sạch tường bằng nước sạch và để khô trước khi thi công sơn bả.
B. THI CÔNG BỘT TRÉT:
1. Độ dày lớp bột trét
- Đối với lớp lót: độ dày tốt nhất là 3mm, lớp lót có thể làm dày hơn tùy theo yêu cầu của người sử dụng.
- Đối với lớp phủ: Độ dày tối đa là 2mm. Không nên trét lớp phủ quá dày sẽ gây hiện tượng nứt ở màng sơn.
2. Pha trộn bột trét
- Chuẩn bị: Xô sạch, đầu trộn bột.
- Định mức nước: 1 phần nước, 2 phần bột
- Dùng một phần nước sạch cho vào xô sau đó cho từ từ hai phần bột vào, dùng thiết bị trộn đánh đều cho đến khi hỗn hợp bột sánh mịn là được.
3. Cách thi công
- Dụng cụ thi công gồm có máy phun bột, dao trét bằng nhựa hoặc kim loại. Dao trét kim loại cho hiệu quả tốt hơn.
- Dùng máy thi công: Nếu dùng máy phun thì hỗn hợp bột sẽ được phun đều lên từng mảng tường theo định mức quy định. Máy phun sẽ giúp tạo áp lực tốt, bột bám vào tường tốt hơn, ngoài ra máy phun còn giúp tiết kiệm vật tư, và kiểm soát định mức vật tư tốt hơn.
- Sau khi phun hỗn hợp lên tường, dùng thước dài để xử lý bề mặt, tạo bề mặt phẳng, mịn.
- Nếu dùng dụng cụ trét cầm tay: Dùng dụng cụ trét ép nhẹ vào tường và đẩy từ dưới lên cho bột dính vào tường. Độ dày tùy thuộc vào từng loại tường. Bột trét có độ sệt, mịn nên người sử dụng dễ điều chỉnh độ phẳng của bề mặt.
C. SƠN LÓT:
Sơn lót rất cần thiết và không hề lãng phí bất kể đối với tường mới hay tường cũ, chúng không chỉ góp phần bảo vệ bề mặt tường mà còn tăng thêm tính thẩm mỹ của công trình. Sơn lót tạo độ dính chặt, tăng cường độ kết dính cho lớp sơn phủ, có khả năng chống kiềm (có trong vôi, xi măng...), tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường, có chất tạo độ sáng bóng vì thế làm cho màng sơn đẹp hơn. Một số loại sơn lót còn giúp ngăn chặn những vết bẩn và rêu mốc xuyên qua.
- Sơn một lớp sơn lót chống thấm và chống kiềm hoá cho tường ngoài nhà và tường trong nhà.
- Sơn một lớp sơn ướt với độ dày tiêu chuẩn 100 micro.
- Có thể pha thêm tối đa 10% dung môi thích hợp theo thể tích trong quá trình thi công.
- Sơn cách lớp sau 1 đến 2 giờ tuỳ vào nhiệt độ.
- Rửa sạch dụng cụ thi công bằng dung môi thích hợp.
D. SƠN PHỦ HOÀN THIỆN:
- Dùng Rulo hay máy phun thông thường sơn tối thiểu 2 lớp sơn phủ bảo vệ với màu lựa chọn.
- Có thể pha thêm tối đa 10% dung môi (nước sạch) theo thể tích trong quá trình thi công.
- Các lớp sau cách nhau từ 2 - 3 giờ.
- Rửa sạch dụng cụ thi công bằng dung môi thích hợp.
DNTN SX Cọ sơn Thanh Bình là cơ quan chuyên sản xuất và cung cấp các loại cọ sơn (cọ sơn giả gỗ, cọ tạo vân), cọ lăn, cọ vẽ, dụng cụ trang trí, dụng cụ hỗ trợ xây dựng,…
Để được tư vấn hoặc đặt hàng sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ:
Doanh nghiệp Tư Nhân Sản Xuất Cọ Sơn Thanh Bình
56/70 Dương Bá Trạc – Phường 2 – Quận 8 – Tp. Hồ Chí Minh
Tel: 08-3851 8123 – FAX: 08-3856 8414
Website: http://paintbrush.vn