Việc chuẩn bị một bề mặt tường hoàn hảo trước khi sơn là rất quan trọng, quyết định đến sự bền chắc của sơn tường. Hãy kiểm tra bề mặt tường cẩn thận để phòng tránh các khiếm khuyết thường gặp để có một bức tường hoàn hảo nhất.
- Đối với trường hợp có lẫn hạt nguyên nhân là do:
+ Sơn bị khô trên thành vật chứa sơn khi thi công hay do bụi bẩn bắn vào.
+ Sau khi thi công lần trước đó không rửa thật sạch dụng cụ thi công, để các vảy sơn sót lại.
+ Vệ sinh bề mặt không kỹ, để lại trên bề mặt nhiều bụi.
- Trường hợp có lỗ:
+ Do pha sơn quá loãng đã tạo ra nhiều bọt khí, khi thi công thì bọt khí nổi lên màng sơn, sau khi khô sẽ tạo thành lỗ.
2. Màng sơn bị nhăn: sau khi khô màng sơn bị nhăn nheo, sần sùi, không có độ mượt
- Nguyên nhân do không chọn đúng con lăn thích hợp. Con lăn có lông quá dài sẽ tạo nên bề mặt có vân lớn, sần sùi.
- Sơn dày quá hoặc sơn không đều, chỗ dày, chỗ mỏng làm cho sơn không khô cùng lúc. Bề mặt bên ngoài khô trước, lớp bên trong vẫn chưa kịp khô nên bề mặt ngoài bị nhăn.
- Sơn xong gặp trời lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột cũng làm cho lớp trong khô chậm và lớp ngoài khô nhanh.
3. Màu sơn không đồng nhất: khi chỉ dùng một loại sơn màu nhưng không đều màu
- Nguyên nhân do không khuấy đều thùng sơn trước khi lăn.
- Thợ thi công không đều tay.
- Dụng cụ thi công khác nhau.
- Dặm vá không khéo léo.
- Mỗi lần thi công, sơn được pha loãng với tỉ lệ khác nhau.
4. Sự phấn hóa: Bề mặt màng sơn có bột trắng
- Do dùng loại sơn rẻ tiền, tỷ lệ chất tạo màng cao.
- Tia tử ngoại và thời tiết xấu ảnh hưởng đến màng sơn.
- Do pha sơn quá loãng làm giảm độ kết dính của sơn.
5. Màng sơn bị phồng rộp: sau khi sơn khô hình thành túi khí trong màng sơn
- Do bề mặt cần sơn thường xuyên bị ẩm ướt.
- Do thi công trên bề mặt quá ẩm.
- Điều kiện thi công không đảm bảo như nhiệt độ thấp, thời tiết quá ẩm.
- Thời gian sơn cách lớp quá ngắn.
- Đối với sơn dung môi: Do nhiệt độ quá cao dung môi bay hơi nhanh nên màng sơn chưa liên kết.
6. Màng sơn bị bong tróc: có thể tróc một ít hoặc tróc toàn bộ lớp màng
- Nguyên nhân do xửa lý bề mặt không tốt, còn bụi bám hay các chất làm giảm độ bám dính như dầu, mỡ, sáp…
- Thi công không đúng hệ thống, không sử dụng sơn lót.
- Do màng sơn đã bị phồng rộp hoặc phấn hóa.
- Dùng lớp sơn hệ dung môi mạnh hơn hệ dung môi của lớp sơn trước.
- Thi công dưới điều kiện sự tạo màng bị cản trở như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hoặc có nhiều gió làm cho màng sơn bay hơi quá nhanh.
7. Màng sơn bị nứt nẻ: sau khi khô màng sơn xuất hiện những vết rạn, vết nứt
- Do sử dụng loại sơn rẻ tiền, chất lượng quá thấp.
- Pha quá loãng hoặc lăn sơn quá mỏng.
- Dùng hai lớp sơn có độ co dãn khác nhau.
- Sử dụng lớp mastic không đạt chất lượng, dễ bị rạn, nứt.
- Kết cấu vật cần sơn yếu như móng bị yếu, tường bị xé.
8. Màng sơn bị rêu, mốc: sau khi khô, trên màng sơn có những đốm, vệt mốc xanh, đen
- Do bề mặt cần sơn bị ẩm.
- Sơn lên lớp bề mặt đã bị mốc sẵn mà không qua xử lý.
- Sơn lớp sơn quá mỏng, hoặc chỉ sơn một lớp không đủ lượng chất chống mốc cần thiết.
- Dùng sơn nội thất đem sơn ngoại thất.
9. Màng sơn bị mất màu: sau khi khô một thời gian màng sơn bị nhạt màu hoặc mất hẳn màu
- Do màng sơn bị phân hủy dưới tác dụng của tia tử ngoại và nhiệt độ cao.
- Dùng sơn nội thất đem sơn cho ngoại thất.
- Bị cháy do kiềm hóa vì không dùng lớp sơn lót chống kiềm
- Dùng màu không phù hợp với mục đích người sử dụng.
10. Màng sơn bị cháy kiềm: màng sơn bị mất màu, có những đốm loang
- Do độ kiềm của hồ, vữa quá cao tấn công vào lớp màng sơn, làm suy yếu chất kết dính, dẫn đến mất màu và xuống cấp toàn bộ màng sơn.
- Do lớp hồ, vữa quá tươi hoặc lớp mastic có độ kiềm cao.
- Không dùng lớp son lót chống kiềm.
11. Màng sơn bị muối hóa: bề mặt màng sơn có một lớp chất trắng như muối, thường gặp nhất là sơn màu đậm
- Do thi công trên bề mặt tường mới và ẩm.
- Sự hình thành muối canxi CaCO3 do ẩm và mưa đọng lại trên bề mặt màng sơn.
12. Màng sơn bị xà phòng hóa: bề mặt màng sơn bị nhớt và biến màu, thường xảy ra ở sơn dung môi
- Do hồ vữa mới có độ kiềm cao phản ứng với sơn.
- Do xà phòng hoặc kiềm đọng lại trên màng sơn một thời gian dài.
13. Màng sơn bị lệch màu: khi dặm vá bị lệch màu
- Do sử dụng sơn khác màu để dặm vá.
- Không sử dụng lớp sơn lót hoặc lớp sơn lót không đều màu.
- Sử dụng dụng cụ thi công khác nhau để dặm vá.
- Nhiệt độ khi dặm vá khác với khi sơn các lớp sơn trước.
- Người thi công có tay nghề kém.
14. Màng sơn có độ phủ kém: bề mặt màng sơn không che phủ hết lớp nền.
- Do pha sơn quá loãng.
- Sử dụng loại sơn rẻ tiền.
- Gia công không đúng theo quy trình.
- Tay nghề thi côn lăn không đều.
15. Màng sơn bị chảy: bề mặt màng sơn không bằng phẳng
- Do vệ sinh bề mặt màng sơn không kỹ, còn sót lại nhiều bụi của lớp mastic.
- Pha sơn quá loãng.
- Tay nghề thi công kém.